Gỗ công nghiệp là gì? Các loại ván gỗ công nghiệp sử dụng trong thiết kế nội thất

Hiện nay, các loại gỗ công nghiệp ngày càng trở thành một lựa chọn phổ biến trong thiết kế và trang trí nội thất. Đặc biệt là trong các sản phẩm nội thất văn phòng và nội thất gia đình. Nhưng bạn có biết gỗ công nghiệp là gì? Hay trên thị trường có các loại gỗ công nghiệp nào không?

Bài viết này, Nội thất Zear sẽ giới thiệu đến bạn 7 loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp, hay còn được gọi là gỗ nhân tạo. Đây là một loại sản phẩm gỗ được tạo ra bằng cách kết hợp các thành phần như sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ, cùng với chất kết dính hoặc các phương pháp khác để tạo thành các tấm ván lớn. Thành phần chính của gỗ công nghiệp thường là các nguyên liệu tái chế, thừa từ cây gỗ tự nhiên.

Gỗ công nghiệp đang trở thành một lựa chọn thay thế cho gỗ tự nhiên, vốn đang trở nên khan hiếm. Mặc dù tuổi thọ của gỗ công nghiệp không cao bằng gỗ tự nhiên. Nhưng nó có những ưu điểm đáng chú ý như tính thẩm mỹ tốt. Không bị cong vênh và không bị tấn công bởi mối mọt. Vì vậy, gỗ công nghiệp là một lựa chọn hoàn hảo cho các sản phẩm nội thất trong khu vực khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Khám phá thêm các loại gỗ khác:

Kích thước tiêu chuẩn của các loại gỗ công nghiệp hiện nay

Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng để làm đồ nội thất thường bao gồm hai thành phần chính: lớp cốt và lớp phủ bề mặt.

Kích thước của ván gỗ công nghiệp thường tuân theo tiêu chuẩn là 1.220mm x 2.440mm. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có sẵn các kích thước lớn hơn như:

  • 1.530mm x 2.440mm
  • 1.830mm x 2.440mm
  • 1.830mm x 4.300mm

Kích thước tiêu chuẩn gỗ công nghiệp

Xuất xứ của gỗ công nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là từ các nước như Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc. Những nước này đóng góp chính trong sản xuất và cung cấp gỗ công nghiệp cho thị trường trong nước.

7 loại gỗ công nghiệp sử dụng trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard

MFC được sản xuất từ cây gỗ trồng như bạch đàn, cao su, keo, gỗ sồi và các loại cây tương tự. Những loại cây này có thời gian thu hoạch ngắn và không cần thân cây to.

Quá trình sản xuất bao gồm băm nhỏ cây thành dăm gỗ, sử dụng keo và ép thành tấm ván có độ dày mong muốn. Bề mặt gỗ được phủ một lớp Melamine để làm chống thấm và chống trầy xước, bảo vệ bề mặt. Tấm ván gỗ MFC có nhiều hình trạng bề mặt. Có thể là trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại, tạo nên tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nhiều không gian khác nhau.

Ưu điểm của gỗ MFC

Những ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp MFC bao gồm:

  • Khả năng chống trầy xước và chống cháy trên bề mặt
  • Sự đa dạng về màu sắc với nhiều lựa chọn
  • Lõi gỗ dăm có khả năng bám ốc vít và chắc chắn hơn so với gỗ MDF
  • Giá thành thấp hơn so với MDF và Veneer
  • Màu sắc đồng nhất do sản xuất từ nhà máy, thi công nhanh chóng phù hợp với các dự án gấp.

Nhược điểm

Tuy nhiên, gỗ MFC cũng có một số nhược điểm như việc hoàn thiện cạnh bằng chỉ PVC không có độ liền lạc cao. Bởi đa số chỉ PVC có bề rộng hạn chế là 28mm nên hạn chế độ dày của mặt bàn. Ngoài ra, bề mặt gỗ MFC cũng không được tự nhiên như gỗ tự nhiên.

Gỗ MFC có thể được sử dụng trong nhiều sản phẩm nội thất hiện đại như tủ tài liệu văn phòng, bàn giám đốc chân sắt hcm, kệ tivi, bàn họp, ốp trần,…

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MDF – Medium Density Fiberboar

Đây là một loại ván gỗ được sản xuất từ nguyên liệu và quy trình tương tự như gỗ MFC. Tuy nhiên, khác với MFC, gỗ MDF được nghiền thành sợi thay vì dăm. Sau đó, sợi gỗ này được ép thành các tấm ván có kích thước chuẩn và độ dày khác nhau. Thường là 1m2 x 2m4 với độ dày từ 2,5mm đến 25mm. Điều này giúp gỗ MDF có chất lượng tốt hơn so với gỗ MFC.

Ưu điểm

Gỗ MDF có nhiều ưu điểm như:

  • Hạn chế tối đa cong vênh, co ngót và mối mọt
  • Có tuổi thọ cao
  • Thi công dễ dàng nhờ bề mặt phẳng của gỗ MDF
  • Có thể kết hợp với các vật liệu bề mặt khác như Melamine, Acrylic, Laminate, veneer,…
  • Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau và có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.

Nhược điểm

Gỗ MDF cũng có một số nhược điểm như khả năng chịu nước kém. Do đó không thích hợp sử dụng ở ngoài trời. Bên cạnh đó, loại gỗ này cũng không thích hợp cho việc tạo ra những sản phẩm có chi tiết trổ phức tạp như gỗ tự nhiên, và có giới hạn về độ dày và độ dẻo dai.

MDF có nhiều ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào thành phần bột gỗ, chất kết dính và chất phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất. Thông thường, gỗ MDF phủ melamine được sử dụng để làm bàn làm việc giám đốc nhập khẩu cao cấp nhất, bàn làm việc, tủ đựng tài liệu loại nhỏ, bàn văn phòng, bàn họp văn phòng nhập khẩu

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fiberboard

HDF là một loại gỗ có kết cấu dày hơn và chất lượng cao hơn so với các loại gỗ khác. Để phân biệt nó với các loại gỗ khác, người tiêu dùng có thể kiểm tra bằng cách khoan một lỗ nhỏ ở nơi lắp bản lề hoặc ray để xem phần cốt gỗ bên trong.

Nguyên liệu chính để sản xuất gỗ HDF là bột gỗ tự nhiên. Nhưng quá trình sản xuất của nó phức tạp hơn. Gỗ cần được luộc và sấy ở nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ để loại bỏ nước và nhựa. Quá trình này được thực hiện thông qua các dây chuyền xử lý hiện đại và tiên tiến, giúp gỗ HDF đạt được chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh.

Ưu điểm

Khi kết hợp bột gỗ với phụ gia, gỗ HDF trở nên cứng hơn. Đồng thời khả năng chống mối mọt tốt và có khả năng chịu lực cao. Điều này đảm bảo chất lượng và độ bền của các sản phẩm làm từ gỗ HDF. Giúp bạn yên tâm sử dụng lâu dài.

Bên cạnh đó, gỗ HDF cũng có ưu điểm về khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Nên phù hợp để sử dụng trong các phòng học, nhà bếp và nội thất văn phòng.

Nhược điểm

  • Giá thành cao hơn các loại gỗ công nghiệp khác.
  • Hạn chế trong việc thi công sản phẩm nội thất có hình dạng phức tạp. Chỉ phù hợp với những sản phẩm phẳng hoặc có thể kết hợp với nẹp để tạo điểm nhấn.

Gỗ ghép thanh

Loại gỗ này được tạo thành từ gỗ tự nhiên. Trong đó cây gỗ được cắt mỏng thành tấm có độ dày 1mm. Sau đó, những tấm gỗ này được ép kết hợp với chất kết dính. Gỗ ghép thanh có độ bền không kém hơn gỗ tự nhiên.

Gỗ ép thanh

Ưu điểm của gỗ ghép thanh

  • Không bị tác động của mối mọt, không cong vênh hay co rút như gỗ tự nhiên.
  • Sản phẩm từ gỗ ghép thanh được sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao. Vì vậy có độ ổn định vật lý tốt, chịu nước, chống va đập và trầy xước.
  • Độ bền của gỗ ghép thanh cũng không kém hơn gỗ tự nhiên.
  • Mẫu mã và màu sắc đa dạng. Với giá thành rẻ hơn và dễ dàng gia công hơn gỗ tự nhiên.

Nhược điểm

Nhược điểm duy nhất của gỗ ghép thanh là hệ vân gỗ không có đẹp như gỗ tự nhiên. Ngoài ra, màu sắc không đồng nhất do ghép từ nhiều mảnh gỗ nhỏ lại với nhau.

Gỗ ghép thanh có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống như tủ bếp, bàn ăn, giá móc treo đồ, khung ảnh, quầy bar,…

Gỗ công nghiệp Plywood

Plywood còn được gọi là gỗ ván ép. Chúng được ép từ những lát mỏng của gỗ thật sau đó được ép ngang dọc ngược chiều nhau để tăng khả năng chịu lực.

Ưu điểm của gỗ Plywood:

  • Khả năng chịu lực tốt hơn so với MFC và MDF, ít bị biến dạng và cong vênh.
  • Chống ẩm tốt, phù hợp sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao.
  • Có khả năng bắt vít và bám dính tốt.
  • Giá cả cạnh tranh hơn so với các loại gỗ khác như gỗ ghép và gỗ MDF.
  • Bề mặt tương đối mịn, giúp tiết kiệm thời gian trong việc xử lý như sơn PU hoặc chà nhám.

Nhược điểm của gỗ Plywood:

  • Khả năng chống mối mọt thấp nếu không được xử lý tốt ván ép trước đó.
  • Màu sắc không đồng đều và không tự nhiên như MDF và MFC.
  • Gỗ Plywood cần được tẩm sấy đạt tiêu chuẩn để tránh các vấn đề như cong vênh, bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng, và có khả năng tách lớp khi tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao.

Với khả năng chịu lực cao, độ bền tốt gỗ Plywood thường được sử dụng để làm bàn họp, bàn ghế phòng khách,…

Ván gỗ nhựa

Gỗ nhựa (WPC) là một loại vật liệu mới được tạo ra từ bột gỗ và nhựa. Đặc điểm của gỗ nhựa bao gồm khả năng chống nước hoàn toàn và khả năng uốn cong để tạo hình cố định.

Ván gỗ nhựa

Ưu điểm của gỗ nhựa:

  • Thay thế được gỗ tự nhiên, đặc biệt là trong các ứng dụng ngoại thất.
  • Màu sắc đa dạng, vân gỗ giống với gỗ tự nhiên.
  • Có thể tạo ra vân đá trên bề mặt gỗ nhựa.
  • Có thể phủ các loại sơn như PU, 2K,… lên bề mặt giống như gỗ tự nhiên.

Nhược điểm của gỗ nhựa:

  • Gỗ ván nhựa chỉ phù hợp với các công trình hiện đại, không phù hợp với nội thất cổ điển.
  • Do có tỷ lệ nhựa chiếm 60%, gỗ nhựa có độ giòn. Khả năng chịu lực kém hơn gỗ tự nhiên, cũng như khả năng bắt vít kém hơn.

Ứng dụng của gỗ nhựa: Gỗ nhựa được sử dụng trong những nơi ẩm ướt như tủ bếp, nhà vệ sinh, phòng kho,… để tận dụng tính chống nước của nó.

Ván gỗ OSB

OSB còn được gọi là ván dăm định hướng. Đây là một loại sản phẩm gỗ công nghiệp được ưa chuộng ngày nay. Thành phần chính của OSB bao gồm vỏ bào và các chất kết dính được sắp xếp theo hướng nhất định.

Ưu điểm của ván gỗ OSB:

  • Giá thành thấp hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác.
  • Liên kết tốt, độ cứng và độ bền cơ học cao.
  • Có khả năng bắt vít và đàn hồi cao, đảm bảo độ bền trong môi trường ẩm.
  • Nhẹ và dễ thi công do có khối lượng nhẹ.

Nhược điểm của ván gỗ OSB:

  • Bề mặt của ván OSB không hoàn thiện, gây khó khăn trong việc sơn màu.
  • Việc khô hơn so với ván dán khi bên trong ván có độ ẩm.

Ứng dụng của ván gỗ OSB: Ván gỗ OSB được sử dụng để làm tấm lót sàn, vách ngăn, kệ trưng bày và khung đỡ cho các sản phẩm nội thất khác. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Đặc biệt, vì độ bền cao, chúng có thể được sử dụng để làm các thùng đựng hàng.

Kết luận

Vậy là Nội thất Zear vừa giới thiệu đến bạn các loại gỗ công nghiệp phổ biến và thường được sử dụng để làm các sản phẩm nội thất. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm nội thất văn phòng gỗ công nghiệp MDF, MFC…

Để bảo quản các sản phẩm nội thất làm từ gỗ, mời bạn tham khảo các bài viết:

5/5 - (1 bình chọn)
Array