Gỗ MFC là gì? Chất liệu gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn?

Nếu là người làm việc trong lĩnh vực nội thất hoặc xây dựng, có lẽ bạn sẽ không xa lạ với khái niệm MFC. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi được giới thiệu các sản phẩm nội thất gỗ MFC thì vẫn còn nhiều thắc mắc.

Vậy MFC là gì? Gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn? Bài viết này, Nội thất Zear sẽ giải đáp tất tần tật mọi vấn đề xoay quanh loại gỗ này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Gỗ MFC là gì

MFC là gì?

Gỗ MFC có tên đầy đủ là Melamine Face Chipboard. Đây là một trong các loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại.

Loại gỗ này được tạo bởi những thân, cành của cây gỗ tự nhiên nhỏ. Gỗ vụn ở dạng dăm được trộn với keo và chất chuyên dụng. Hỗn hợp này sau đó được ép dưới áp suất cao. Cho ra ván dăm có kích thước tiêu chuẩn.

MFC chỉ là cốt gỗ và thường sẽ được phủ một lớp vật liệu mới lên bề mặt để hoàn thiện thành phẩm. Chất liệu bề mặt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Melamine. Gỗ MFC phủ Melamine chống trầy xước, chống cháy, chống ẩm mốc, có khả năng chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, chúng cũng hạn chế được cong vênh, bong tróc, mối mọt, nên độ bền rất cao.

Phân loại gỗ MFC

Gỗ MFC thông thường

Loại ván gỗ này có khoảng 80 màu sắc. Bao gồm màu trắng, đen, xám nhạt, xám chì. Hay các màu sắc vân gỗ như tần bì, sồi, thích, giẻ gai, tràm, óc chó, cẩm, xoan đào, gõ đỏ, nú vàng, nú đỏ,… và các màu sắc vân gỗ hiện đại khác. Tất cả đều giống như gỗ thật.

Đối với các sản phẩm nội thất văn phòng, nhà ở và chung cư, chỉ cần sử dụng ván MFC tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đối với những không gian ẩm ướt như nhà vệ sinh, tủ bếp, tủ nhà vệ sinh thì nên sử dụng ván MFC chống ẩm.

Phân loại gỗ MFC

Gỗ MFC chống ẩm

Hầu như tất cả các loại gỗ MFC chống ẩm lõi xanh V313 đều có màu giống như loại thông thường. Khác với loại thông thường, gỗ MFC chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho tủ bếp, tủ nhà vệ sinh, vách nhà vệ sinh, phòng thí nghiệm,…

Đặc biệt là miền Bắc khu vực có khí hậu ẩm ướt. Nếu muốn sản phẩm gỗ có độ bền lâu thì nên sử dụng MFC chống ẩm. Hiện nay, gỗ MFC chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn nhà vệ sinh.

Những ưu, nhược điểm của ván gỗ MFC

Sau khi đã hiểu được MFC là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những ưu, nhược điểm của loại chất liệu này.

Ưu điểm

MFC được ưa chuộng sử dụng trong các sản phẩm nội thất văn phòng, bởi những ưu điểm sau:

  • Gỗ MFC được sản xuất chủ yếu từ cây ngắn ngày. Dễ trồng, tái sinh trong thời gian ngắn, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ rừng.
  • Chất lượng cao, thời gian sử dụng lâu dài không kém gì gỗ tự nhiên.
  • Mặt gỗ có lớp phủ melamine bền, chống xước và chống nước, giữ được vẻ đẹp qua thời gian.
  • Giá thành sản xuất tương đối thấp, nên có mức giá “mềm” hơn so với những loại gỗ khác.
  • Có khả năng cách âm và cách nhiệt.
  • Bề mặt có lớp phủ melamine trơn bóng, nên rất dễ lau chùi và dọn dẹp.

Những ưu nhược điểm của gỗ MFC

Nhược điểm

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng gỗ MFC vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Phần cốt gỗ bên trong kị nước. Khi bị ngấm nước, bề mặt ván gỗ dễ bị trương nở và lõi sẽ bị bung ra.
  • Ván gỗ công nghiệp MFC bị hạn chế về độ dày. Vì là ván ép nên khả năng mài mòn của gỗ không tốt.
  • Được làm từ dăm gỗ lớn. Khi gia công, ván dăm dễ bị sứt mẻ, ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.

Điểm khác biệt giữa ván gỗ MDF và MFC là gì?

Giống nhau

Cả hai loại gỗ MFC và MDF đều có 3 loại cốt gỗ cơ bản như sau:

  • Ván gỗ loại thường: được sử dụng làm nội thất gia đình, văn phòng. Như bàn văn phòng, tủ văn phòng,…
  • Ván gỗ chống ẩm: thường được phân biệt bằng bột màu xanh và dùng cho các không gian có độ ẩm cao.
  • Ván chống cháy của cả hai loại sẽ được phân biệt nhờ màu đỏ.

Cả hai chất liệu MDF và MFC đều có tính thẩm mỹ cao. Từ những màu đơn sắc cho đến những họa tiết vân gỗ chân thực. Đồng thời chúng cũng có những ưu điểm về khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt, chống cong vênh, giãn nở, chống mối mọt,…

Tham khảo thêm:

Điểm khác biệt

Độ dày

Độ dày của ván MFC và MDF có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Ván MFC trung bình có độ dày từ 18-25mm. Trong khi ván MDF sẽ có độ dày từ 5,5 – 17mm.

Với kết cấu ván dăm, MFC có khả năng chịu lực theo phương thẳng đứng tốt hơn. Còn MDF phủ melamine lại có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt hơn.

Độ dày là điểm khác biệt giữa MFC và MDF

Cấu tạo

Thành phần chính của gỗ MFC từ các loại cây keo, bạch đàn,… Chúng được băm nhỏ thành các dăm gỗ. Sau đó sấy khô và được trộn lẫn với các chất kết dính. Cuối cùng được nén dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Trong khi đó gỗ MDF được sản xuất từ mảnh vụn gỗ, nhánh cây, vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ… Chúng được nghiền nát thành bột và kết dính với nhau thành keo và nhiệt độ.

Chỉ cần nhìn vào mặt cắt chi tiết của ván gỗ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ván MFC được làm từ ván dăm. Còn ván gỗ MDF được làm từ cốt ván sợi hoặc bột. Đây là cách cơ bản nhất để phân biệt 2 loại gỗ này. Ngoài ra MDF sẽ được ép với độ nén cao hơn.

Giá thành

Hiện nay MFC có giá thành thấp hơn so với MDF. Tuy nhiên, giá cả phụ thuộc vào loại bề mặt phủ được sử dụng. MFC có thể được phủ bởi Melamine, Laminate, hoặc Acrylic. Trong khi MDF có thể sử dụng các loại phủ bề mặt đó hoặc được phun sơn.

Thường thì ở các sản phẩm giá cả trung bình và thấp, gỗ MFC được sử dụng nhiều hơn cả. Trong khi đó, ở các sản phẩm nội thất cao cấp và yêu cầu cao hơn, mới sử dụng loại gỗ MDF.

Các sản phẩm nội thất văn phòng MFC chất lượng tại Nội thất Zear

BGD10-H là mẫu bàn chân sắt chữ L hiện đại và tiện dụng. Chân bàn được làm bằng sắt sơn tĩnh điện cao cấp, đảm bảo độ bền và độ chắc chắn. Mặt bàn được làm từ gỗ MFC phủ melamin chống trầy xước và chống thấm cao cấp, giúp bàn luôn giữ được vẻ đẹp và bền bỉ.

Sản phẩm có thiết kệ hiện đại, kết hợp với phần kệ gỗ đi kèm, giúp mở rộng không gian lưu trữ. Với 2 màu sắc đen và trắng, bàn chữ L có kệ BGD10 – H sẽ tạo điểm nhấn cho không gian làm việc của bạn.

Tủ tài liệu gỗ MFC

Tủ hồ sơ văn phòng TL02K là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc lưu trữ tài liệu trong văn phòng. Sản phẩm được làm từ chất liệu gỗ MFC nhập khẩu. Đồng thời được phủ lớp melamin chống trầy xước cao cấp, giúp bảo vệ tủ khỏi những vết xước bề mặt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bên cạnh đó, còn hạn chế mối mọt, ẩm mốc cho tủ.

Màu vân sáng 084 là một trong những lựa chọn phổ biến cho tủ hồ sơ văn phòng TL02K. Tuy nhiên, khách hàng có thể yêu cầu sản phẩm với màu sắc khác phù hợp với không gian làm việc của mình.

Kệ tài liệu văn phòng

Kệ trang trí 5 tầng KTT3-3 là một sản phẩm nội thất sử dụng chất liệu MFC nhập khẩu. KTT3-3 có thiết kế hiện đại với khung sắt sơn tĩnh điện và mặt tủ được phủ lớp Melamine chống trầy xước. Mang lại cảm giác sang trọng và hiện đại cho không gian văn phòng của bạn.

Sản phẩm có kích thước cao 200cm, rộng 80cm và sâu 30cm. Với 5 tầng, kệ KTT3-3 cung cấp cho bạn không gian lưu trữ đủ rộng rãi để trang trí và sắp xếp các tài liệu và vật dụng văn phòng một cách gọn gàng và tiện lợi.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi MFC là gì? Cũng như cách phân biệt giữa 2 loại gỗ MDF và MFC.

Nếu bạn vẫn đang phân vân giữa các sản phẩm nội thất văn phòng MFC và MDF. Hoặc đang cần tìm mua các loại bàn văn phòng, tủ văn phòng gỗ MFC chất lượng cao. Hãy liên hệ ngay với Nội thất Zear qua hotline: 0919.715.111 để được tư vấn và nhận được những ưu đãi hấp dẫn.

Tham khảo thêm các sản phẩm làm từ gỗ MFC:

5/5 - (1 bình chọn)
Array