Gỗ MDF là gì? Top 5 đồ nội thất MDF văn phòng được yêu thích

Gỗ MDF là gì” là câu hỏi mà nhiều người thường hay thắc mắc, khi đi mua đồ nội thất gia đình hay nội thất văn phòng. Đây là một loại vật liệu đang dần thay thế gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm.

Gỗ mdf là gì nội thất gỗ mdf

Vậy gỗ MDF là gì? Gỗ MDF có tốt không? Những sản phẩm văn phòng nào sử dụng gỗ MDF? Tất cả sẽ được Nội thất Zear giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Gỗ MDF là gì?

MDF – Medium Density Fiberboard nghĩa là ván sợi có tỷ trọng trung bình. Theo như tên gọi, loại gỗ ép này có tỷ trọng gỗ trung bình. Nhưng đặc hơn ván dăm và không cao bằng HDF. Gỗ MDF thuộc phân khúc phổ thông nên phù hợp với nhu cầu của người dùng cơ bản hiện nay.

Cấu tạo của gỗ MDF

Cấu tạo cơ bản của một tấm ván MDF bao gồm: bột sợi gỗ, sáp chống ẩm, chất kết dính, bột trộn vô cơ, chất bảo vệ. Các thành phần được trộn và nén dưới áp suất đạt tỷ trọng từ 680 – 840 kg/m3. Bột gỗ ở dạng khá mịn. Tuy nhiên trong cấu tạo vẫn có dăm gỗ kết hợp với bột độn mang lại độ cứng tương đối cao cho loại gỗ công nghiệp này. Lớp sáp chống ẩm và các chất chống mối mọt, ẩm mốc giúp ván MDF không bị mục trong nhiều điều kiện sử dụng.

Cấu tạo của gỗ MDF

Ứng dụng gỗ MDF trong nội thất

MDF được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất nói chung và thiết kế nội thất văn phòng nói riêng. Ngoài ra, với những ưu nhược điểm khác nhau, loại gỗ này còn có khả năng thay thế gỗ tự nhiên. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sử dụng gỗ MDF để sản xuất đồ nội thất khác nhau. Như sản xuất bàn văn phòng, tủ kệ văn phòng, tủ quần áo…

Ưu, nhược điểm của gỗ MDF là gì?

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Phù hợp với nhiều phong cách
  • Không co ngót, cong vênh hay mục nát như gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng nhẵn.
  • Dễ dàng sơn phủ lên bề mặt hoặc dán các vật liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine, acrylic.
  • Có số lượng lớn và đồng đều.
  • Tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Thời gian gia công nhanh

Ưu, nhược điểm của gỗ MDF là gì

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nước kém ở MDF thường. MDF xanh có khả năng chống ẩm tốt hơn.
  • Gỗ MDF có độ cứng tốt nhưng không có độ dẻo dai.
  • Không thể chạm khắc như gỗ tự nhiên.
  • Độ dày của gỗ cũng bị hạn chế. Nếu làm đồ vật có chiều dày cao phải ghép nhiều tấm gỗ.

Phân loại gỗ MDF

Gỗ MDF hiện có nhiều loại cho người dùng lựa chọn. Tùy theo công nghệ sản xuất người ta có thể chia thành các loại phổ biến sau.

Phân loại theo chất gỗ

Ván MDF thường

Phổ biến nhất là ván MDF thông thường. Tất cả các loại ván ép này đều có đặc điểm dễ nhận biết là có màu trắng sữa tự nhiên của gỗ. Loại này được sử dụng rộng rãi vì giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng. Để đáp ứng tính thẩm mỹ, loại gỗ này còn được phủ sơn PU. Hoặc các lớp phủ từ Melamine hoặc Laminate mang đến vẻ đẹp thời thượng hơn.

Ván MDF chống ẩm

Ván MDF chống ẩm sẽ được tăng lớp sáp hoặc keo chống ẩm để đáp ứng khả năng chịu nước của vật liệu. Một yếu tố quan trọng khác để tạo nên khả năng chịu nước tốt là khả năng chịu lực nén cao. Lực nén càng cao, mật độ ván ép càng dày thì khoảng trống hạn chế thấm nước càng ít. Loại gỗ MDF này thường được dùng để sản xuất những nội thất thường xuyên tiếp xúc với nước. Như cửa nhà tắm, tủ bếp, cửa nhà vệ sinh…

Phân loại gỗ MDF

Ván MDF chống cháy

Với ván chống cháy, ngoài thành phần cấu tạo cơ bản là gỗ công nghiệp. Loại ván MDF này còn được bổ sung thêm phụ gia chống cháy nhằm giảm khả năng bắt lửa và chống cháy lan của vật liệu. Trên thực tế, ván ép MDF chống cháy không thể chống cháy hoàn toàn. Mà chỉ làm giảm khả năng bắt lửa, giảm thải khói độc và kéo dài thời gian thoát nạn cho người sử dụng.

Vì vậy, loại ván ép công nghiệp này được sử dụng rộng rãi để làm cửa, vách ngăn chống cháy ở những khu vực tập trung đông người như tòa nhà văn phòng cao tầng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí…

Phân loại theo các lớp phủ

Lớp phủ Laminate

Laminate hay còn gọi là High-pressure laminate (HPL) là một trong những vật liệu có khả năng chịu nước, chống cháy tốt cùng với bề mặt vô cùng trang nhã. Vì vậy, chúng thường được phủ trên bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất văn phòng.

Laminate sở hữu những đặc tính nổi bật được đánh giá cao như sau:

  • Thân thiện với môi trường
  • Có thể bẻ, bẻ theo hình dáng của sản phẩm
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi trên bề mặt
  • Khó phai màu, chống mối mọt và hóa chất
  • Chống va đạp, khó trầy xước và chống nước
  • Khả năng chống nước và ăn mòn tĩnh điện tốt

Phủ melamin

Melamine là lớp bề mặt giả gỗ được làm từ chất liệu công nghiệp. Các bề mặt Melamine khác nhau được tạo ra nhờ chất kết dính. Cấu tạo của lớp bề mặt melamine thường bao gồm 3 lớp cơ bản:

  • Lớp trong (C): Là lớp giấy nền, lớp này có nhiệm vụ tạo độ cứng và độ dày cần thiết cho melamin.
  • Lớp tiếp theo (B): Là lớp ở giữa, đóng vai trò là lớp màng tạo vân gỗ. Đây cũng chính là lớp tạo nên tính thẩm mỹ của lớp bề mặt. Làm tăng tính đa dạng, phong phú cho bề mặt nội thất.
  • Lớp ngoài (A): Lớp màng bảo vệ. Lớp này có tác dụng chống xước, chống ẩm hay cách âm cơ bản nhất.

Phân loại theo lớp phủ

Tùy theo từng thiết kế cụ thể mà lớp phủ có thể cấu tạo từ 5 đến 7 lớp riêng biệt nhưng nhìn chung vẫn có 3 lớp chính.

Ưu điểm của gỗ MDF phủ melamine:

  • Thân thiện với môi trường
  • Màu sắc phong phú và đa dạng
  • Giá thành hợp lý, hợp thời trang và độ bền cao
  • Chống thấm nước, chống ẩm, chống va đập mạnh, khó trầy xước
  • Chống mối mọt và dễ lau chùi

Veneer

Veneer là gỗ tự nhiên được lạng thành từng lớp mỏng để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp. Những lát cắt này rất mỏng và được sử dụng một cách chuyên nghiệp nhất để tạo ra những sản phẩm chất lượng.

Các tính năng nổi bật nhất của veneer là:

  • Có đặc tính giống như gỗ tự nhiên
  • Có thể tạo đường cong, cho phép điều chỉnh cho phù hợp với từng sản phẩm.
  • So với gỗ tự nhiên thì chi phí đầu tư tiết kiệm hơn rất nhiều.
  • Khả năng chống cong vênh, mối mọt hơn gỗ tự nhiên.

Cách phân biệt gỗ MDF và gỗ MFC, HDF

Thật khó để phân biệt đâu là MDF, HDF hay gỗ MFC khi chúng đã được dán cạnh và sơn hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một mẹo nhỏ đó là khi thợ mộc khoan để loại bỏ lớp sơn phủ bề mặt bên trong để lắp ray hay bản lề thì xem kỹ bên trong sẽ phân biệt được MDF, HDF hay MFC.

Các mẫu nội thất gỗ MDF cao cấp được ưa chuộng tại Nội thất Zear

Bàn họp nhập khẩu hiện đại GAIA01

Bàn họp nhập khẩu cao cấp GAIA01 có kích thước 240cm x 120cm x 75cm được làm bằng chất liệu sắt phun sơn tĩnh điện với mặt gỗ MDF nhập khẩu phủ melamin chống trầy xước cao cấp. Với mặt bàn hình chữ nhật được bo góc đẹp mắt, nổi bật mang lại một không gian sang trọng cho văn phòng của bạn.

Bàn họp cao cấp Zeus Ze3614

Loại bàn này thường dùng cho phòng họp, hội trường giúp bạn có thể ngồi được nhiều người hơn. Bàn họp văn phòng đẹp màu nâu, vân gỗ sồi tạo sự sang trọng cho không gian văn phòng của bạn.

Bàn họp chân sắt BH3612-T

BH3612-Tbàn họp chân sắt được làm từ gỗ MDF phủ melamin chống trầy xước hiệu quả. Điều này giúp chiếc bàn qua quá trình sử dụng vẫn giữ nguyên được thiết kế ban đầu.

Bàn họp chân sắt BH3612-T

Bàn có khung sắt đen trắng với thiết kế sọc dọc đen trắng độc đáo. Đây là sản phẩm cần thiết giúp văn phòng trở nên chuyên nghiệp. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng của công ty với đối tác.

Bàn nhân viên hộc treo BG3-084

Bàn làm việc hộc treo BG3-084mẫu bàn văn phòng của Nội thất Zear mang thiết kế tinh giản nhưng không kém phần hiện đại. Toàn bộ bề mặt bàn làm việc BG3-084 phủ Melamine có khả năng chống nước. Mặt bàn trơn nhẵn khó trầy xước, ngăn chặn mối mọt, ẩm mốc. Chất liệu này được đánh giá cao vì khả năng chống xước nên trông bàn lúc nào cũng như mới.

Bàn nhân viên hộc treo BG3-084

Ngoài ra, bàn còn được thiết kế thêm 1 ngăn kéo và 1 hộc tủ lửng có khóa tiện lợi. Bộ phận này giúp nhân viên để được rất nhiều tài liệu và đồ đạc giúp chỗ làm việc ngăn nắp, gọn gàng.

Bàn làm việc tại nhà

Bàn làm việc tại nhà là một mẫu bàn làm việc đang rất phổ biến nhiều ở trên thị trường nội thất hiện nay. Bàn làm việc tại nhà của Zear là loại bàn có thiết kế đơn giản nhưng lại rất sang trọng và tinh tế. Giúp cho không gian làm việc ở nhà của bạn trở nên thuận tiện và đẹp hơn.

Đặc điểm nổi bật của bàn làm việc tại nhà

Bàn làm việc tại nhà được làm từ chất liệu MDF bên ngoài có phủ lớp Melamine giúp cho bề mặt của bàn luôn được sáng bóng và giữ độ bền cao. Màu sắc của các mẫu bàn làm việc tại nhà là màu gỗ nâu tối kết hợp cùng với màu chân bàn là màu đen. Cho nên khi kết hợp lại với nhau rất hài hòa và gây được ấn tượng tốt.

Bàn giám đốc nhập khẩu 2m IRON IR7-2018

Bàn giám đốc nhập khẩu 2m IRON IR7-2018

Được làm từ gỗ MDF nhập khẩu phủ melamine cao cấp chống xước, chân sắt sơn tĩnh điện cao cấp. Bàn giám đốc thuộc hệ thống bàn giám đốc cao cấp, hiện đại, với thiết kế vô cùng tinh tế và độc đáo. Màu sắc trang nhã nhưng không kém phần sang trọng mang đến sự uy quyền cho người lãnh đạo.

Kết luận

Bài viết trên Nội thất Zear vừa trả lời cho bạn những câu hỏi về gỗ MDF là gì? Đây là một xu hướng vật liệu nội thất mới trong những năm gần đây. Và được rất nhiều gia đình, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Lựa chọn những sản phẩm nội thất văn phòng từ gỗ MDF chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Câu hỏi thường gặp

Gỗ MDF là gì?

MDF - Medium Density Fiberboard nghĩa là ván sợi có tỷ trọng trung bình. Theo như tên gọi, loại gỗ ép này có tỷ trọng gỗ trung bình. Nhưng đặc hơn ván dăm và không cao bằng HDF. Gỗ MDF thuộc phân khúc phổ thông nên phù hợp với nhu cầu của người dùng cơ bản hiện nay.

Ưu điểm của gỗ MDF là gì?

Phù hợp với nhiều phong cách. Không co ngót, cong vênh hay mục nát như gỗ tự nhiên. Bề mặt phẳng nhẵn. Dễ dàng sơn phủ lên bề mặt hoặc dán các vật liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine, acrylic. Có số lượng lớn và đồng đều. Tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Thời gian gia công nhanh.

Gỗ MDF có những loại nào?

Ván MDF thường, Ván MDF chống ẩm, Ván MDF chống cháy,

5/5 - (2 bình chọn)
Array