Tiêu Chuẩn LEED là gì? Tìm Hiểu Về Hệ Thống Chứng Chỉ LEED

Tiêu chuẩn LEED là một trong những hệ thống chứng nhận hàng đầu thế giới về xây dựng bền vững. Nó không chỉ đánh giá mức độ tiết kiệm năng lượng và khả năng bảo vệ môi trường của các tòa nhà. Mà còn tạo ra một loạt các lợi ích quan trọng cho cả chủ đầu tư và cộng đồng.

Vậy LEED là gì? Hệ thống chứng chỉ LEED gồm những gì và được đánh giá ra sao? Bài viết này, Nội thất Zear sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về hệ thống đánh giá công trình xanh LEED.

Tiêu chuẩn LEED

Tiêu chuẩn LEED là gì?

LEED, viết tắt của “Leadership in Energy and Environmental Design”. Đây là một chứng chỉ quốc tế do Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council) cấp. Nó đánh giá mức độ thân thiện với môi trường của các công trình xây dựng và tòa nhà.

Tiêu chuẩn LEED thiết lập các tiêu chuẩn cao cấp về hiệu suất năng lượng và tài nguyên. LEED khuyến khích việc tạo ra các khu vực xanh trong các dự án bất động sản. Đồng thời vẫn duy trì tính khả thi về mặt tài chính. Đây là một trong những hệ thống chứng chỉ kiến trúc xanh được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.

Hiện nay, nhiều tổ chức và doanh nghiệp trên khắp thế giới đã lựa chọn xây dựng các trụ sở và văn phòng theo tiêu chuẩn LEED. Việt Nam cũng tham gia vào xu hướng này, với nhiều tòa nhà đạt chứng chỉ LEED. Như khu văn phòng của nhà máy ATAD Đồng Nai, văn phòng Johnson & Johnson Việt Nam và tháp đôi Capital Place.

LEED không chỉ tạo ra các tòa nhà thân thiện với môi trường. Mà còn đảm bảo sự bền vững và tiết kiệm trong tài nguyên cho tương lai.

Tiêu chuẩn LEED là gì

Tiêu chí đánh giá công trình theo chuẩn LEED

Hệ thống đánh giá LEED của Hiệp hội Công trình Xanh Mỹ (USGBC) đặt ra dựa vào sáu tiêu chí cốt lõi sau để đánh giá các dự án kiến trúc xanh:

  • Thiết kế địa điểm bền vững: Điều này liên quan đến cách dự án được đặt trên một vị trí để tối ưu hóa tích hợp với môi trường xung quanh và hỗ trợ cộng đồng.
  • Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước: Dự án cần quản lý và sử dụng nước một cách thông minh, từ tiết kiệm đến tái sử dụng.
  • Năng lượng và môi trường: Đây là tiêu chí về tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng. Và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Vật liệu và tài nguyên: Đảm bảo rằng dự án sử dụng vật liệu bền vững và tái chế. Đồng thời giảm lượng chất thải và những tác động đến tài nguyên tự nhiên.
  • Chất lượng môi trường trong phòng: nó liên quan đến việc cung cấp môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái. Đồng thời có chất lượng không khí tốt cho người sử dụng.
  • Thiết kế có tính đổi mới: Tiêu chuẩn cuối cùng này tập trung vào khả năng thích ứng và nâng cấp của dự án trong tương lai, thông qua việc tạo ra một kiến trúc linh hoạt và dễ dàng cải tiến.

Tiêu chí đánh giá công trình theo LEED

Tiêu chuẩn LEED cung cấp một cơ hội quan trọng để đánh giá. Cũng như cải thiện hiệu suất xây dựng và môi trường sống.

Phân hạng tiêu chuẩn LEED

Hệ thống LEED cung cấp các công cụ đánh giá đa dạng, áp dụng cho các loại dự án xây dựng cụ thể:

  • LEED BD+C (Building Design and Construction): Áp dụng cho các dự án xây mới hoặc cải tạo lớn.
  • LEED ID+C (Interior Design and Construction): Sử dụng cho việc hoàn thiện nội thất thương mại (văn phòng, bán lẻ, …).
  • LEED O+M (Building Operations and Maintenance): Dành cho việc vận hành và duy trì các công trình đang hoạt động.
  • LEED ND (Neighborhood Development): Áp dụng cho các dự án khu đô thị, khu phức hợp.
  • LEED Homes: Sử dụng cho các dự án nhà ở đơn lẻ, chung cư hoặc nhà ở tầng thấp.

Thang điểm LEED

Để đạt chứng chỉ LEED với các cấp độ khác nhau, các dự án xây dựng cần tích lũy điểm dựa trên tiêu chuẩn của hệ thống đánh giá LEED mà họ đã chọn. Khi điểm số đạt ngưỡng nhất định, dự án sẽ đạt một trong bốn cấp độ chứng nhận LEED sau đây:

  • Chứng nhận LEED Certified: Đạt từ 40 – 49 điểm.
  • Chứng nhận LEED Bạc (Silver): Đạt từ 50 – 59 điểm.
  • Chứng nhận Vàng (Gold): Đạt từ 60 – 79 điểm.
  • Chứng nhận LEED Bạch Kim (Platinum): Đạt từ 80 điểm trở lên.

Thang điểm LEED

Hệ thống chứng chỉ LEED

Cách hoạt động của hệ thống chứng chỉ LEED

Hệ thống chứng chỉ LEED (LEED Certification) bao gồm điều kiện tiên quyết và tín chỉ. Điều kiện tiên quyết là những yếu tố bắt buộc. Đây là cái mà mọi dự án kiến trúc xanh cần tuân thủ để đạt được chứng chỉ LEED. Tín chỉ là những yếu tố tùy chọn, mà chủ đầu tư có thể xem xét lựa chọn để nâng điểm số.

Mặc dù các yêu cầu tiên quyết và tín chỉ có thể thay đổi một chút tùy theo loại tòa nhà và hệ thống xếp hạng liên quan, nhưng tổng quan, các yếu tố đánh giá thường bao gồm:

  • Địa điểm và giao thông xung quanh: Điều này liên quan đến việc đặt dự án sao cho tối ưu hóa  và tích hợp với môi trường xung quanh.
  • Sử dụng năng lượng: Tập trung vào việc quản lý và sử dụng năng lượng một cách thông minh, từ tiết kiệm đến tái sử dụng.
  • Quá trình thi công: Đảm bảo quá trình thi công thân thiện với môi trường. Sử dụng tài nguyên hiệu quả.
  • Chất lượng môi trường nội thất: Tạo môi trường nội thất lành mạnh, thoải mái và có chất lượng không khí tốt.
  • Mảng xanh trong tòa nhà: Thiết kế và bố trí không gian xanh trong tòa nhà.

Hệ thống chứng chỉ LEED

Các chứng chỉ của hệ thống đánh giá công trình xanh LEED

Các tiêu chuẩn theo từng loại công trình:

  • LEED cho công trình xây dựng mới.
  • Chuẩn LEED cho giai đoạn làm móng và thi công thô.
  • Tiêu chuẩn LEED cho trường học.
  • LEED cho trung tâm thương mại (gồm cả công trình mới và công trình cải tạo).
  • Chuẩn LEED đối với bệnh viện và cơ sở y tế.

Các tiêu chuẩn dành cho không gian bên trong các công trình:

  • Tiêu chuẩn LEED cho không gian bên trong các tòa nhà thương mại (văn phòng và các nơi cư trú khác).
  • Chuẩn LEED đối với việc cải tạo và bảo trì tòa nhà hiện có.
  • LEED đối với phát triển khu đô thị.
  • Chuẩn LEED đối với các dự án nhà tư và nhà ở.

Ưu điểm và nhược điểm của tiêu chuẩn LEED

Ưu điểm của LEED

Xây dựng theo chứng nhận LEED mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Một số lợi ích đáng chú ý bao gồm:

  • Công nhận quốc tế: Chứng chỉ LEED được công nhận tại nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Điều này có thể thu hút các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp lớn lựa chọn địa điểm có tòa nhà đạt chuẩn LEED để đặt trụ sở và văn phòng làm việc của họ.
  • Quảng bá và tạo uy tín: Xây dựng các tòa nhà thân thiện với môi trường và đạt chuẩn quốc tế là một cách mạnh mẽ để quảng bá dự án. Nó giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng trước đối tác, khách hàng, nhà cung ứng và công chúng.
  • Tuân thủ các yêu cầu về môi trường: Xây dựng các dự án đạt tiêu chuẩn LEED giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của chính phủ về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Ưu điểm của chuẩn LEED

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Đáp ứng các yêu cầu LEED đòi hỏi đầu tư lớn trong thiết kế, thi công. Cũng như bảo trì dự án bất động sản. Điều này có thể dẫn đến giá thuê văn phòng cao hơn so với mặt bằng chung trên thị trường.
  • Phù hợp địa phương: Một số quy định LEED có thể không phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Điều này khiến nhiều chủ đầu tư cố gắng đạt cả hai tiêu chuẩn: LEED và LOTUS, để đảm bảo phù hợp với ngữ cảnh địa phương.

Mặc dù có nhược điểm, LEED vẫn là một hệ thống đánh giá công trình xanh phổ biến tại Việt Nam và đã đạt được thành công với nhiều dự án. Tính đến năm 2018, đã có 53 công trình đạt chứng chỉ LEED tại Việt Nam theo thống kê của Bộ Xây dựng.

Một số công trình kiến trúc đạt tiêu chuẩn LEED trong xây dựng

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số dự án kiến trúc tiêu biểu đã đạt được chứng chỉ LEED nổi tiếng cả trên thế giới và tại Việt Nam:

Manitoba Hydro Place – Canada

Tọa lạc tại Winnipeg, Canada, tòa nhà Manitoba Hydro Place đạt chuẩn Platinum theo tiêu chuẩn LEED. Đây là một trong những tòa cao ốc văn phòng thân thiện với môi trường nhất tại Bắc Mỹ. Với việc sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng kính để tối ưu hóa nguồn ánh sáng tự nhiên. Dự án này thể hiện cam kết với bảo vệ môi trường.

Deutsches Haus – TP. Hồ Chí Minh

Nằm tại TP. Hồ Chí Minh, Deutsches Haus là một trong số ít tòa văn phòng đạt chuẩn LEED Platinum ở Đông Nam Á. Với việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và tính toán kỹ lưỡng về điều kiện khí hậu, dự án này thể hiện môi trường làm việc hiệu quả và bền vững.

Tòa nhà đạt tiêu chuẩn LEED tại Việt Nam

Apple Park – Hoa Kỳ

Năm 2016, tổ hợp văn phòng Apple Park tại Hoa Kỳ đã đạt chứng chỉ Platinum LEED. Nhờ việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Các tấm pin mặt trời trên mái của tòa văn phòng sản sinh năng lượng đáng kể. Cung cấp tới 75% điện cho trụ sở tập đoàn.

Tháp đôi Capital Place – Hà Nội

Capital Place ở Hà Nội, một văn phòng cho thuê hạng A, đã đạt chứng chỉ LEED Gold. Với việc sử dụng kính và cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện. Dự án này tiết kiệm năng lượng và cung cấp nhiều tiện ích cho cư dân.

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp một bản tổng quan về tiêu chuẩn LEED. Từ khái niệm, các tiêu chuẩn đánh giá đến các công trình đạt chứng chỉ LEED tại Việt Nam và trên thế giới. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống chứng chỉ này.

Đánh giá
Array