Môi trường làm việc lý tưởng là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Nó góp phần xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng và một tổ chức vững mạnh. Vậy phải làm như thế nào để xây dựng môi trường làm việc lý tưởng? Hãy cùng Nội thất Zear tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Môi trường làm việc lý tưởng là như nào?
Môi trường làm việc lý tưởng là môi trường có đầy đủ các điều kiện vật chất bao gồm: Cơ sở hạ tầng, không gian làm việc, các trang máy móc hay trang thiết bị bổ trợ, thiết kế văn phòng v.v.
Bên cạnh đó là các điều kiện tinh thần bao gồm: Sự tương tác xã hội tại văn phòng giữa các đồng nghiệp với nhau hay giữa lãnh đạo với nhân viên, văn hoá công ty, quy trình và thái độ làm việc trong tổ chức v.v
Môi trường làm việc lý tưởng cũng cần phải có không gian lành mạnh, mối quan hệ trong công ty luôn phải hoà đồng, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau. Những môi trường làm việc tích cực sẽ luôn tạo sự thoải mái và động lực cho nhân viên. Ngược lại những môi trường làm việc độc hại sẽ khiến nhân viên cực kì áp lực và căng thẳng, từ đó giảm hiệu suất công việc.
Các tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng?
Để xây dựng môi trường làm việc lý tưởng các nhà lãnh đạo cần xác định rõ những tiêu chí để đánh giá cho tổ chức của mình. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay top 10 tiêu chí quan trọng mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:
- Mức lương và đãi ngộ.
- Cơ hội thăng tiến.
- Lắng nghe góp ý của nhân viên.
- Mức độ bình đẳng giữa các nhân viên.
- Luôn quan tâm và giúp đỡ nhân viên.
- Văn hoá công ty tích cực.
- Phân chia công việc rõ ràng.
- Đề cao giá trị của nhân viên.
- Minh bạch và trung thực với nhân viên.
Tại sao phải xây môi trường làm việc lý tưởng
Môi trường làm việc ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất làm việc, dưới đây là một số lợi ích của môi trường làm việc lý tưởng:
Nâng cao hiệu quả làm của nhân viên
Môi trường làm việc lý tưởng có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực của nhân viên. Trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, mỗi nhân viên sẽ cảm thấy được truyền động lực để nâng cao hiệu suất và cải thiện chất lượng trên các đầu việc được giao.
Ngoài ra, môi trường tốt còn xây dựng lòng tin và độ hiểu nhau giữa người với người. Như vậy mối quan hệ giữa nhân viên với nhau hay giữa nhân viên với sếp càng trở nên gắn kết và bền chặt. Điều này đảm bảo được lòng trung thành và gắn bó lâu dài ở doanh nghiệp của mỗi cá nhân.
Trái lại, làm việc trong một môi trường kém chất lượng có thể dẫn đến tâm lý chán nản ở nhân viên. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và thậm chí làm mất niềm tin và chán ghét vào lãnh đạo, có thể dẫn đến việc họ quyết định rời bỏ tổ chức.
Củng cố đội ngũ nhân viên vững mạnh
Các doanh nghiệp hiện nay ngày càng cạnh tranh trong việc giữ chân những lực lượng giỏi trong công ty. Vì vậy mà việc xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cần phải được ưu tiên hơn bao giờ hết.
Khi xây dựng được một môi trường làm việc lý tưởng, doanh nghiệp sẽ thu hút sự chú ý của các ứng viên. Thay vì phải cố gắng để cạnh tranh thu hút nhân tài, nhân tài sẽ tự động cạnh tranh với nhau để có cơ hội làm việc trong doanh nghiệp của bạn.
Nhận thức được điều này, mỗi công ty cần phải chú trọng trong việc tạo dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và lành mạnh, ở đó nhân viên có thể tin tưởng, sẵn sàng nỗ lực, phát huy hết khả năng của bản thân.
Bí kíp xây dựng môi trường làm việc lý tưởng
Việc tìm ra ý tưởng để thay đổi môi trường làm việc có thể là một thách thức lớn. Sau đây sẽ là những gợi ý mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để cải thiện môi trường làm việc lý tưởng:
Nâng cao không gian làm việc
Không gian làm việc tốt có thể tạo cảm giác thoải mái và tăng cường sự giao tiếp và tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Trong một không gian làm việc tốt nên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
- Tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên: Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên giúp cơ thể sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền trong não, giúp cải thiện tinh thần và thay đổi tâm trạng trở nên tích cực hơn.
- Cung cấp không gian xanh: Tiếp xúc với không gian xanh có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể của nhân viên, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, căng thẳng. Ngoài ra, cây xanh còn giúp tăng cường sự tập trung, không bị phân tâm bởi tiếng ồn.
- Tích hợp công nghệ thông minh: Sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quản lý không gian và cải thiện trải nghiệm làm việc của nhân viên.
- Tạo không gian mở: Tạo cảm giác thoải mái và tăng cường sự tương tác giữa các thành viên trong công ty.
Tạo dựng niềm tin với nhân viên
Những gì mà nhà lãnh đạo nói và làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cái nhìn tổng quan của nhân viên về tổ chức đó. Sau đây là những gợi ý mà người lãnh đạo cần làm để xây dựng, gìn giữ chữ tín giữa sếp và nhân viên:
- Đừng đánh giá thấp khả năng quan sát của nhân viên: Nếu sếp thể hiện thái độ đánh giá và coi thường với nhân viên của mình, hiển nhiên họ bắt đầu cảm thấy không được tôn trọng và công nhận trước những nỗ lực họ bỏ ra.
- Giữ lời hứa: Nhân viên sẽ mất dần niềm tin vào nơi làm việc nếu người sếp thường xuyên không thực hiện được những gì đã hứa. Lâu dần họ sẽ cảm thấy bất bình và chống đối trước những chỉ đạo của cấp trên.
- Đừng đổ lỗi: Nếu thường xuyên đổ lỗi cho nhân viên thì uy tín của nhà quản lý sẽ bị mất dần.
Tạo sự công bằng và minh bạch
Một môi trường làm việc lý tưởng cần đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quy trình tuyển dụng, thăng tiến và phân bổ công việc. Ngoài ra, môi trường làm việc chuyên nghiệp còn góp phần duy trì các mối quan hệ ổn định, hạn chế những mâu thuẫn và hiểu lầm.
Nếu mọi nhân viên được làm việc trong môi trường công bằng sẽ khiến họ cảm thấy rằng bản thân có cơ hội để tiến xa trong sự nghiệp của mình từ đó hạn chế được tối đa sự bất mãn với nhà lãnh đạo và trì trệ trong công việc.
Áp dụng đãi ngộ tốt cho nhân viên
Mức lương là mục đích cuối cùng của mỗi người nhân viên khi gia nhập thị trường lao động. Nếu một công ty có chính sách lương thưởng cao sẽ là một yếu tố quyết định để một nhân viên làm việc hiệu suất và quyết định gắn bó lâu dài. Vì vậy đây chính là tiêu chí quan trọng để xây dựng nên một môi trường làm việc tốt.
Ngoài mức lương phù hợp, các doanh nghiệp cũng nên cung cấp các mức đãi ngộ tốt để chăm sóc cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân viên. Các chính sách đãi ngộ phổ biến hiện nay mà mỗi tổ chức nên có bao gồm: Đãi ngộ bằng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bằng các khoản phụ cấp, bằng ngày nghỉ và ngày phép v.v.
Trao cho nhân viên quyền tự chủ
Bí quyết giúp tổ chức xây dựng đội ngũ nhân viên hoàn thiện và xuất sắc hơn là việc trao quyền cho họ. Một nhà lãnh đạo có năng lực là người biết cân bằng giữa việc kiểm soát và trao quyền. Họ không cần phải là người kiểm soát tất cả quyền lực trong tổ chức, mà biết cách phân chia công việc một cách hợp lý.
Tuy nhiên khi việc trao quyền không đồng nghĩa với việc uỷ thác tất cả mọi công việc cho nhân viên. Các nhà quản lý cần phải hướng dẫn, nhắc nhở khi nhân viên làm sai tránh ảnh hưởng đến công việc.
Phát triển tinh thần đồng đội
Các tổ chức nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như một chuyến dã ngoại, một buổi tiệc tập thể v.v để tăng cường tinh thần hợp tác và gắn kết giữa các nhân viên. Khi mỗi người trong tổ chức thật sự thấu hiểu nhau thì kết quả công việc mới thật sự hoành thành trọn vẹn nhất.
Ngoài ra, những nhà lãnh đạo cần phải xây dựng những đầu mục công việc hợp lý nhất cho mỗi cá nhân vì từng người sẽ có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Nếu trách nhiệm được phân rõ ràng, việc vận hành cùng nhau là điều bắt buộc, như vậy cũng sẽ thêm tính tương tác giữa từng nhân viên.
Giao tiếp với nhân viên hiệu quả
Giao tiếp với nhân viên thường xuyên là phương pháp hiệu quả tạo sự gần gũi và gắn kết hơn cho mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Vì vậy mỗi công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, buổi họp, hoặc hộp thư góp ý để tăng hoạt động tương tác với nhân viên.
Theo thời gian, nhân viên sẽ không còn cảm giác áp lực và xa lánh đối với lãnh đạo của mình. Nhân viên sẵn sàng chia sẻ các vấn đề khó khăn trong công việc cho doanh nghiệp, vì họ biết doanh nghiệp sẽ sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ họ.
Đảm bảo quyền bình đẳng giới
Bình đẳng giới ở nơi làm việc không chỉ đơn thuần là việc đảm bảo tỷ lệ nam nữ trong công ty được cân bằng, còn là đảm bảo mọi người đều có chính sách lương thưởng và cơ hội thăng tiến tương tự không phân biệt theo giới tính.
Bình đẳng giới là việc loại bỏ những định kiến, đảm bảo quyền lợi của phụ nữ trong thị trường lao động, ở mọi ngành nghề và mọi chức vụ. Việc thúc đẩy bình đẳng giới sẽ mang lại cho doanh nghiệp những kết quả cao trong kinh doanh và tăng khả năng thu hút nhân tài.
Cung cấp thông tin xuyên suốt
Môi trường làm việc chuyên nghiệp khi đảm bảo được những thay đổi mới trong công ty được chia sẻ và cập nhật sớm nhất đến nhân viên. Khi bất kì một thông tin nào bị bỏ quả hoặc giấu giếm bởi nhà lãnh đạo sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của nhân viên và kết quả thành công của doanh nghiệp.
Mặt khác trong nhiều tình huống bất khả kháng công ty không được thông báo thông tin đến nhân viên. Tuy nhiên đó chỉ là cách làm tạm thời, một khi nhân viên phát hiện ra sự thật thì kết quả sẽ tệ khi cảm thấy bản thân không được tôn trọng bởi nhà lãnh đạo.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin bao gồm khái niệm, các tiêu chí đánh giá, lợi ích và bí kíp cho doanh nghiệp khi xây dựng môi trường làm việc lý tưởng . Hy vọng bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao được hiệu suất làm việc của nhân viên. Qua đó, xây dựng cộng đồng lao động mạnh mẽ và bền vững, đạt được sự thành công trên thị trường.
Tôi là Nguyễn Đức Hải – CEO của Nội Thất Zear có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất và cung cấp sản phẩm nội thất văn phòng có chất lượng hàng đầu với giá cả hợp lý. Thương hiệu Zear của tôi cung cấp đa dạng các sản phẩm nội thất văn phòng và dịch vụ thiết kế, thi công hoàn thiện nội thất văn phòng cho công ty.